Tuyên truyền, phổ biến VB QPPL; VB Hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách CBCCVC và Văn bản khác
-
Kế hoạch Duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 Năm 2021
23/02/2021 08:30Ngày 23/02/2021, Sở Nội vụ ban hành Kế hoạch Duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 năm 2021 -
Thông tin, tuyên truyền phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025
22/01/2021 08:26Căn cứ Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 2058/QĐ-BTTTT ngày 26/11/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Kế hoạch thông tin, tuyên truyền phòng, chống bệnh lở mồm, long móng giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 18/Kh-UBND ngày 22/01/2021 về thông tin, tuyên truyền phòng, chống bệnh lở mồm, long móng giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tinh -
Thông tư 1/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
12/01/2021 13:03 -
Quy định mới của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và nghỉ hưu trước tuổi
11/12/2020 12:47Ngày 10/12/2020, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, trong đó sửa đổi, bổ sung chính sách về hưu trước tuổi. -
Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
03/12/2020 12:54Ngày 02/12/2020, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ban hành Thông tư số 06/2020/TT-BNV ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. -
Chính phủ ban hành quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
03/12/2020 07:25 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định mới về tuổi nghỉ hưu
23/11/2020 07:55 -
Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
16/10/2020 08:46Ngày 13/10/2020, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BNV quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. -
Quy định mới của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
09/10/2020 08:40Ngày 07/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. -
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
02/10/2020 13:48Ngày 25/9/2020, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. -
Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
23/09/2020 13:38Từ ngày 20/9/2020, hình thức kỷ luật hạ bậc lương được áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. -
Nghị định 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
15/09/2020 14:20Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký thay mặt Chính phủ ban hành Nghị định 108/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương -
Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
15/09/2020 14:15Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2020/NĐ-CP về việc Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. -
Nghị định mới về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
14/09/2020 11:59(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. -
Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức
14/09/2020 11:26Ngày 04/09/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức. -
Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
01/09/2020 14:08 -
Về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
01/09/2020 14:08Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực thi hành từ 20/8/2020. Theo nghị định, tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: 1. Chính trị, tư tưởng; 2. Đạo đức, lối sống; 3. Tác phong, lề lối làm việc; 4. Ý thức tổ chức kỷ luật; 5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. -
Một số điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL
01/09/2020 14:02Ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. -
Thông tư quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
30/07/2020 07:23Ngày 21/7/2020, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ký ban hành Thông tư số 03/2020/TT-BNV Quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức. -
Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực
08/07/2020 10:46Ngày 24/6, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. -
Chính phủ ban hành quy định mới về vị trí việc làm và biên chế công chức
12/06/2020 14:21Ngày 01/6/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/20202/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức. -
Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
20/04/2020 11:35 -
Chính phủ quy định mới về công tác văn thư
12/03/2020 09:00Ngày 05/03/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. -
Quy định tiêu chuẩn Trưởng phòng, Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo
26/08/2019 12:24Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. -
Thông tư hướng dẫn xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư
09/08/2019 10:23 -
Ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, ban hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
18/06/2019 14:29Ngày 17/6/2019, đồng chí Đặng Quốc Vinh Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định số 33/2019/QĐ-UBND về Ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, ban hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Quyết định này gồm 4 Chương và 21 Điều. Các quy định trước đây liên quan đến tiếp nhận, xử lý, ban hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. -
Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức
18/06/2019 09:31Ngày 01/6/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức. -
Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức
18/06/2019 07:27Ngày 01/6/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức. -
Thông tư số 04/2019/TT-BNV ngày 24/5/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội
05/06/2019 14:29Ngày 24/5/2019 của Bộ Nội vụ ban hànhThông tư số 04/2019/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội -
Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước.
27/05/2019 14:50Ngày 10/5/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 26/2019/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước. -
Về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 26/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
14/05/2019 15:54 -
Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2019
10/05/2019 14:53 -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
01/05/2019 15:42Ngày 24/4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về công chức cấp xã, phường, thị trấn. Nghị định gồm có 04 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/6/2019. -
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BNV quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
15/02/2019 09:03Theo đó, Thông tư quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử, dữ liệu đặc tả của tài liệu lưu trữ (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ) hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo Thông tư, 03 nguyên tắc thiết kế cấu trúc dữ liệu thông tin đầu vào, bao gồm: 1- Bảo đảm thống nhất với tiêu chuẩn thông tin đầu vào của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử của các cơ quan, tổ chức; 2- Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01/4/2016 và tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; 3- Bảo đảm việc trao đổi dữ liệu giữa Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của Lưu trữ lịch sử với Hệ thống quản lý tài liệu điện tử của Lưu trữ cơ quan. Tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào của cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ Tài liệu lưu trữ điện tử được số hóa từ tài liệu lưu trữ nền giấy, định dạng Portable Document Format (.pdf), phiên bản 1.4 trở lên; ảnh màu; độ phân giải tối thiểu 200 dpi; tỷ lệ số hóa 100% và hình thức chữ ký số của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ số hóa: vị trí góc trên, bên phải, trang đầu tài liệu; hình ảnh dấu cơ quan, tổ chức, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng Portable Network Graphic (.png); thông tin gồm tên cơ quan, tổ chức, thời gian ký (ngày, tháng, năm; giờ, phút, giây; múi giờ Việt Nam theo Tiêu chuẩn ISO 8601); tên file gồm mã hồ sơ và số thứ tự văn bản trong hồ sơ, cách nhau bởi dấu chấm. Đối với tài liệu ảnh, định dạng JPEG, độ phân giải tối thiểu 200 dpi; đối với tài liệu phim ảnh, định dạng MPEG-4, .avi, .wmv; Bit rate tối thiểu là 1500 kbps; đối với tài liệu âm thanh, định dạng MP3, .wma và Bit rate tối thiểu 128 kbps. Dữ liệu thông tin đầu vào của cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ hình thành từ Hệ thống quản lý tài liệu điện tử của các cơ quan, tổ chức nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử được đóng gói theo tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; dữ liệu đặc tả của tài liệu lưu trữ quy định tại Phụ lục I Thông tư này; biên mục, cập nhật nội dung dữ liệu đặc tả của tài liệu lưu trữ quy định tại Phụ lục II Thông tư này. Nguyên tắc và yêu cầu bảo quản cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ Bảo đảm cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ được bảo quản an toàn, xác thực, bảo mật trên các phương tiện lưu trữ; bảo đảm khả năng truy cập, quản lý, tìm kiếm, cập nhật cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ. Không lưu cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ có chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trên các thiết bị kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông; không chuyển mục đích sử dụng các thiết bị đã lưu cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ có chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ triệt để cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ phải được sao lưu ít nhất 02 bộ, mỗi bộ trên 01 phương tiện lưu trữ độc lập; việc sao lưu phải bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời, an toàn; bảo đảm thống nhất quy trình kiểm tra, sao lưu, phục hồi dữ liệu và người được giao quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm kiểm tra, bảo quản, sao lưu, phục hồi. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết việc kiểm tra cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; sao lưu phần mềm và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; phục hồi cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ và bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ… Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2019. -
Thông tư số 01/2019/TT-BNV quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử
15/02/2019 09:03Ngày 24/01/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2019/TT-BNV quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức Theo đó, Thông tư quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư bao gồm: quản lý văn bản điện tử đến, quản lý văn bản điện tử đi, lập và nộp lưu hồ sơ điện tử vào Lưu trữ cơ quan; chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử. Thông tư này không quy định quản lý văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. * Có 05 nguyên tắc và yêu cầu quản lý văn bản đến, bao gồm: 1. Tất cả văn bản đến cơ quan, tổ chức phải được đăng ký vào Hệ thống; 2. Số đến của một văn bản đến là duy nhất trong hệ thống quản lý văn bản đến của cơ quan, tổ chức; 3. Xác nhận văn bản đến đúng địa chỉ; 4. Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giải quyết văn bản đến của cơ quan, tổ chức tiếp nhận văn bản; 5. Giải quyết văn bản đến kịp thời, đúng thời hạn quy định. * Có 05 nguyên tắc và yêu cầu quản lý văn bản đi, bao gồm: 1. Tất cả văn bản đi của cơ quan, tổ chức phải được đăng ký vào Hệ thống; 2. Số của một văn bản đi là duy nhất trong hệ thống quản lý văn bản đi của cơ quan, tổ chức; 3. Xác nhận văn bản đi được gửi đến đúng địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng và thẩm quyền giải quyết; 4. Bảo đảm văn bản được chuyển giao toàn vẹn, an toàn trong môi trường mạng; 5. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, trừ yếu tố thể thức và ký số của người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết việc quản lý văn bản đến; văn bản đi; lập và nộp lưu hồ sơ điện tử vào lưu trữ cơ quan; chức năng cơ bản của hệ thống… Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2019 -
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
19/12/2018 15:33Ngày 03/12/2018, Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư số 14/2018/TT-BNV về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2019 -
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức
12/12/2018 10:14 -
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa
12/12/2018 10:12 -
Quy định người hưởng chế độ bồi dưỡng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
07/11/2018 11:12Ngày 31/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND về Quy định người hưởng chế độ bồi dưỡng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 10/11/2018 -
Luật tố cáo số 25/2018/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
06/11/2018 13:40I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG LUẬT TC NĂM 2018 1. Việc xây dựng Luật TC nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật TC năm 2011 2. Xây dựng Luật TC mới nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền TC của công dân là quyền con người 3. Xây dựng Luật TC mới nhằm tiếp tục quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, TC Từ 3 lý do chính yếu nêu trên, việc ban hành Luật TC năm 2018 để thay thế Luật TC năm 2011 là cần thiết. II. Về BỐ CỤC, nếu như Luật TC năm 2011 bao gồm 8 chương với 50 điều thì Luật TC năm 2018 bao gồm 9 chương với 67 điều, trong đó: Nhiều vấn đề quan trọng của Luật TC năm 2011 đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thêm mới như: thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết TC đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; rút TC; tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết TC; TC tiếp, giải quyết lại vụ việc TC; trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung TC; trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ người TC.... So với Luật TC năm 2011 thì Luật TC 2018 có thêm 01 chương mới là chương V về trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung TC, trong đó quy định về trách nhiệm của người giải quyết TC; trách nhiệm của người bị TC; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận nội dung TC (từ Điều 44 đến Điều 46). III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT TC 1. Phạm vi điều chỉnh tiếp tục kế thừa quy định của Luật TC năm 2011 về phạm vi điều chỉnh, trong đó quy định về TC và giải quyết TC đối với 02 nhóm hành vi vi phạm pháp luật: (1) TC hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; (2) TC hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Luật TC còn quy định về vấn đề bảo vệ người TC; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết TC. 2. Áp dụng pháp luật TC và giải quyết TC Điều 3 Luật TC quy định như sau: “1. TC và giải quyết TC được áp dụng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp luật khác có quy định về TC và giải quyết TC khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó. 2. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự”. Bên cạnh Luật TC - là đạo luật điều chỉnh chung về TC và giải quyết TC, thì hiện nay còn có một số văn bản pháp luật khác, với những hình thức rất khác nhau, có quy định riêng về TC và giải quyết TC. Việc đưa tất cả các quy định liên quan trong các luật nói trên vào Luật TC hay lấy Luật TC là căn cứ để điều chỉnh các luật khác là rất phức tạp, không có tính khả thi và không bao quát hết tính đặc thù của việc giải quyết TC trong từng lĩnh vực. Với việc xác định nguyên tắc áp dụng pháp luật như khoản 1 Điều 3 sẽ tránh được tình trạng xung đột pháp luật (tức tránh được: mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót). Như vậy, trường hợp luật khác có quy định khác về TC và giải quyết TC thì mới áp dụng theo quy định của luật đó. Việc tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, bởi lẽ vấn đề này có yêu cầu tiếp nhận, giải quyết đặc thù và đã được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong pháp luật về tố tụng hình sự. 3. Quyền và nghĩa vụ của người TC, người bị TC, người giải quyết TC Luật TC mới đã quy định cụ thể và đầy đủ hơn về quyền, nghĩa vụ của người TC, người bị TC, người giải quyết TC. Luật đã bổ sung quyền rút TC của người TC. Luật TC quy định người TC có các nghĩa vụ: cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật; vvv; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý TC sai sự thật của mình gây ra (Điều 9). Luật TC mới đã bổ sung một số quyền của người bị TC như được thông báo về việc gia hạn giải quyết TC, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết TC, tiếp tục giải quyết TC; được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết TC; có quyền khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Luật cũng bổ sung nghĩa vụ của người bị TC là có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết TC (Điều 10). Đối với người giải quyết TC, Luật TC bổ sung một số nghĩa vụ, đó là: bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị TC khi chưa có kết luận nội dung TC; thông báo cho người TC về việc thụ lý hoặc không thụ lý TC, việc chuyển vụ việc TC đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết TC, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết TC, tiếp tục giải quyết TC, kết luận nội dung TC; thông báo cho người bị TC về nội dung TC, gia hạn giải quyết TC, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết TC, tiếp tục giải quyết TC; gửi kết luận nội dung TC cho người bị TC (Điều 11). 4.1.Về thẩm quyền giải quyết TC Về nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết TC: Luật bổ sung thêm một số nguyên tắc để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay: TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức; TC đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; TC cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể; TC cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Điều 12). Luật đã bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, trong Kiểm toán nhà nước và trong các cơ quan khác của Nhà nước như tại các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp... (Từ Điều 14 đến Điều 17). Luật cũng quy định về thẩm quyền giải quyết TC trong các đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 18); thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Điều 19). - Giao Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết TC đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (Điều 20). 4.2. Về hình thức TC, tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin TC Trong việc xử lý đối với thông tin TC, Luật TC có quy định 02 điểm mới: Một là, Khoản 3 Điều 24 ghi: trường hợp TC không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và đơn được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người TC vẫn gửi TC đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được TC không xử lý. Quy định này nhằm tránh tình trạng người TC gửi đơn TC tràn lan, vượt cấp, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý đối với TC không thuộc thẩm quyền. Hai là, đối với TC nặc danh, mạo danh, Điều 25 Luật TC quy định: khi nhận được thông tin có nội dung TC nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người TC hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người TC hoặc người TC sử dụng họ tên của người khác để TC hoặc thông tin có nội dung TC được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật “Việc TC được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý. Trường hợp thông tin TC có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý. (LIÊN HỆ THÊM: Khoản 4 Điều 55 Chương VI Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng: “Đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.”) 4.3. Về trình tự, thủ tục giải quyết TC Luật TC mới quy định trình tự, thủ tục giải quyết TC bắt đầu từ khâu thụ lý TC. Đây cũng là thời điểm bắt đầu để tính thời hạn giải quyết TC. Quy định 4 bước trong quy trình giải quyết TC, cụ thể là: - Thụ lý TC. - Xác minh nội dung TC. - Kết luận nội dung TC. - Xử lý kết luận nội dung TC của người giải quyết TC. Một số quy định mới: - Bổ sung quy định về điều kiện thụ lý TC (Khoản 1 Điều 29); (Đây là căn cứ quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định thụ lý vụ việc TC), người giải quyết TC ra quyết định thụ lý TC khi có đủ 4 điều kiện sau: + TC được thực hiện theo quy định tại Điều 22. Hình thức TC và Điều 23. Tiếp nhận TC của Luật này (phải đảm bảo về hình thức TC và Tiếp nhận TC). + Người TC có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; + Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết TC của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận TC; + Nội dung TC có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật. Khoản 1 Điều 29 ghi: Trường hợp TC xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang TC người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý TC khi người TC cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật. - Thời hạn giải quyết TC là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý TC. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết TC một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết TC hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Người giải quyết TC quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết TC và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 30). - Người TC có quyền rút toàn bộ nội dung TC hoặc một phần nội dung TC trước khi người giải quyết TC ra kết luận nội dung TC. Việc rút TC phải được thực hiện bằng văn bản. Luật cũng quy định cụ thể việc xử lý đối với các trường hợp rút TC (Điều 33). - Tạm đình chỉ giải quyết TC, đình chỉ việc giải quyết TC. Luật quy định cụ thể các căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ (Điều 34). Khoản 1 Điều 34 ghi: người giải quyết TC ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết TC khi có một trong các căn cứ sau: + Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan; + Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại. Khi căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết TC không còn thì người giải quyết TC ra ngay quyết định tiếp tục giải quyết TC; thời gian tạm đình chỉ việc giải quyết TC không tính vào thời hạn giải quyết TC (Khoản 2 Điều 34). Theo Khoản 3 Điều 34, người giải quyết TC ra quyết định đình chỉ việc giải quyết TC khi có một trong 3 căn cứ sau: + Người TC rút toàn bộ nội dung TC, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này (“3. Trường hợp người TC rút TC mà người giải quyết TC xét thấy hành vi bị TC có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút TC do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người TC lợi dụng việc TC để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị TC thì vụ việc TC vẫn phải được giải quyết.”). + Người bị TC là cá nhân chết và nội dung TC chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị TC. + Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. - Thẩm quyền giải quyết TC trong trường hợp quá thời hạn quy định mà TC chưa được giải quyết, đó là trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết TC có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc TC (Khoản 5 Điều 38). 5. Giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực 5.2. Về trình tự, thủ tục giải quyết Theo Điều 42 và Điều 43 thì đối với TC hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết TC được thực hiện theo trình tự rút gọn như sau: - Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin TC; - Trường hợp TC hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người giải quyết TC tiến hành ngay việc xác minh nội dung TC, áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật; việc xác minh, kiểm tra thông tin về người TC được thực hiện trong trường hợp người giải quyết TC thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị TC; - Người giải quyết TC ra quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 6. Bảo vệ người TC Luật mới đã dành một chương VI để quy định về bảo vệ người TC; quy định cụ thể các vấn đề cơ bản như: - Người được bảo vệ, bao gồm: người TC, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người TC (Khoản 1 Điều 47). - Phạm vi bảo vệ, gồm: bảo vệ bí mật thông tin của người TC; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ (Khoản 1 Điều 47). - Căn cứ được bảo vệ: Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc TC, người giải quyết TC, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người TC quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết (Khoản 3 Điều 47). - Trách nhiệm bảo vệ trước hết thuộc về cơ quan có thẩm quyền giải quyết TC. Bên cạnh đó, các cơ quan khác, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm bảo vệ người TC và những người thân thích của họ, đó là cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung TC; cơ quan Công an; cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động; Ủy ban nhân dân các cấp, Công đoàn các cấp....(Điều 49). - Luật quy định về việc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ, theo đó người TC có văn bản đề nghị người giải quyết TC áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp khẩn cấp, người TC có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết TC áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản (Điều 50). Trên cơ sở đề nghị của người TC, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ; thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ; chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ (từ Điều 51 đến Điều 54). - Luật quy định các biện pháp cụ thể để bảo vệ bí mật thông tin, bảo vệ vị trí công tác, việc làm, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho những người được bảo vệ (từ Điều 56 đến Điều 58). *. Đối với người được giao nhiệm vụ thi hành Luật cần nắm vững toàn bộ các quy định của Luật, nhất là những điểm mới như: nguyên tắc giải quyết TC (Điều 4); quyền và nghĩa vụ của người TC, người bị TC, người giải quyết TC; (Điều 9, Điều 10, Điều 11); nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết TC (Điều 12); thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (từ Điều 13 đến Điều 21); trình tự, thủ tục giải quyết TC hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (từ Điều 28 đến Điều 40); giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực (từ Điều 41 đến Điều 43); trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung TC (chương V, từ Điều 44 đến Điều 46); các quy định về bảo vệ người TC tại Chương VI, từ Điều 47 đến Điều 58. *. Đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cần nắm vững những nội dung cơ bản của Luật, nhất là những điểm mới về quyền và nghĩa vụ của người TC, người bị TC, người giải quyết TC (Điều 9, Điều 10, Điều 11); nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết TC (Điều 12); thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước (Điều 13); thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân (Điều 14); thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân (Điều 15); thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước (Điều 16); thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước (Điều 17); thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 18); thẩm quyền giải quyết TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Điều 19); tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin TC (Điều 23, Điều 24); tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung TC (Điều 25); trình tự, thủ tục giải quyết TC (từ Điều 28 đến Điều 40); trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung TC (chương V, từ Điều 44 đến Điều 46); các quy định về bảo vệ người TC tại Chương VI, từ Điều 47 đến Điều 58.