Theo đó, với mục tiêu nhằm thực hiện phân cấp hợp lý về quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực giữa Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ và giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ với UBND cấp tỉnh trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết cũng nêu rõ các ngành, lĩnh vực cần tập trung phân cấp quản lý nhà nước trong thời gian tới. Cụ thể, hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ đối với lĩnh vực nội vụ gồm: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập và tiền lương. Nội dung định hướng phân cấp và danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phân cấp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nội vụ quy định tại Phụ lục I.
Đồng thời, hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với 10 ngành, lĩnh vực sau:
1- Ngành, lĩnh vực nội vụ gồm: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, vị trí việc làm;
2- Ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường gồm: Biển và hải đảo;
3- Ngành, lĩnh vực thông tin và truyền thông gồm: Phát thanh và truyền hình;
4- Ngành, lĩnh vực văn hóa gồm: Điện ảnh;
5- Ngành, lĩnh vực y tế gồm: Khám bệnh, chữa bệnh;
6- Ngành, lĩnh vực xây dựng gồm: Hoạt động đầu tư xây dựng; kiến trúc; quy hoạch; phát triển đô thị;
7- Ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ gồm: Hoạt động khoa học và công nghệ;
8- Ngành, lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội gồm: Quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; an toàn, vệ sinh lao động;
9- Ngành, lĩnh vực tài chính gồm: Thu ngân sách nhà nước; chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công; phí và lệ phí; tài sản công;
10- Ngành, lĩnh vực kế hoạch và đầu tư gồm: Quản lý đầu tư; đầu tư công; đầu tư nước ngoài.
Nội dung định hướng phân cấp và danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các ngành, lĩnh vực nêu trên quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III.
Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết đưa ra gồm: Tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực; tăng cường thanh tra, kiểm tra của cơ quan, quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương; bố trí đủ nguồn lực để thực hiện phân cấp.
Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoàn thiện các quy định về tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo phân công của Chính phủ làm cơ sở để phân cấp và tổ chức thanh tra, kiểm tra sau phân cấp quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo ngành, lĩnh vực để loại bỏ các quy định phải có ý kiến chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý.
Tiếp tục rà soát các nội dung phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc phân cấp.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân cấp; rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào ngày 31 tháng 12 hàng năm việc thực hiện các nội dung đã phân cấp và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với trình độ quản lý, khả năng và điều kiện thực hiện phân cấp của từng vùng, miền, địa phương trong từng giai đoạn.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Theo http://www.moha.gov.vn
Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực
10:46 08/07/2020
Tin liên quan
- Phối hợp triển khai Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh năm 2024. ( 30/09/2024 )
- Về việc đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 ( 26/09/2024 )
- Về việc phát động, tuyên truyền, phổ biến Cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 ( 26/09/2024 )
- Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, kiểm định chất lượng đầu vào công chức ( 23/09/2024 )
- Tuyên truyền đổi GPLX và hướng dẫn sát hạch lại khi GPLX quá hạn ( 29/08/2024 )