Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã và đang từng bước đổi mới các nội dung, hình thức thực hiện, đẩy mạnh cải cách hành chính trên các lĩnh vực, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Theo đó, toàn hệ thống KBNN tăng cường chuyển đổi số toàn diện, thực chất trong tiếp nhận và giải quyết TTHC.
Đại diện KBNN cho biết, hệ thống KBNN triển khai việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) từ năm 2018. Tính đến nay, sau 5 năm triển khai, KBNN đã nghiên cứu nhiều giải pháp tích cực nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống DVCTT; đồng thời, nghiên cứu và phát triển nhiều tính năng, tiện ích mới cho người sử dụng.
Cụ thể, cung cấp tính năng tra cứu số dư tài khoản và trạng thái hồ sơ kiểm soát chi qua ứng dụng trên thiết bị di động; Xây dựng và triển khai cổng dữ liệu nhận lệnh hoàn phí, lệ phí, kết nối với Cổng DVC Quốc gia; thí điểm công nghệ ký số từ xa (Remote-signing) trên DVCTT tại các đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch với KBNN Hà Nội (là công nghệ ký số thế hệ mới cho phép người dùng không phụ thuộc vào thiết bị vật lý để ký số).
Bên cạnh đó, KBNN cũng thực hiện thí điểm cổng trao đổi dữ liệu với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước và viễn thông để chủ động thanh toán cho các đơn vị sử dụng dịch vụ thông qua văn bản ủy quyền điện tử của đơn vị cho KBNN nơi giao dịch.
Thông qua triển khai các tính năng, tiện ích như trên, KBNN đã ghi nhận được nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý, KBNN là một trong những đơn vị đầu tiên trong ngành Tài chính hoàn thành cung cấp 100% thủ tục qua DVCTT mức độ 4; 100% các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc đối tượng bắt buộc đã tham gia DVCTT của KBNN...
Số lượng giao dịch chứng từ chi NSNN phát sinh hàng tháng qua DVCTT đạt trên 99%, trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 150.000 chứng từ chi ngân sách nhà nước qua DVCTT của KBNN.
Đại diện KBNN khẳng định, việc sử dụng Hệ thống DVCTT của KBNN góp phần rút ngắn thời gian giải ngân, tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình nộp hồ sơ thanh toán, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 như thời gian vừa qua. Quá trình giải quyết hồ sơ TTHC được công khai, minh bạch và từng bước hướng tới kiểm soát chi điện tử.
"Đến nay, KBNN đã cơ bản hình thành Kho bạc điện tử, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và Kho bạc "03 không" - không chứng từ giấy, không khách giao dịch trực tiếp và không giao dịch tiền mặt tại trụ sở kho bạc, được Bộ Tài chính, các đơn vị, tổ chức, cá nhân ghi nhận và đánh giá cao.", Đại diện KBNN cho biết.
Trong 02 năm liên tiếp (năm 2020 và 2021), KBNN đứng ở vị trí thứ hai trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thuộc Bộ Tài chính thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; đạt tỷ lệ 94,5% đơn vị, tổ chức, cá nhân đánh giá mức độ hài lòng trong đợt khảo sát của hệ thống KBNN năm 2022.
Xác định công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian tới, KBNN tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các giải pháp trọng tâm.
Trong đó, KBNN sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách quy định TTHC và các quy trình nghiệp vụ theo hướng giảm thành phần hồ sơ, đơn giản hóa quy trình, thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử, trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu số các giao dịch TTHC giữa các bộ, ban, ngành và liên thông hệ thống giữa KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách.
Đồng thời, tăng cường cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quy trình nội bộ xử lý hồ sơ TTHC; trong đó triển khai việc ký số, gửi, nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử tại từng đơn vị, bộ phận.
Nguồn: tapchitaichinh.vn
Cụ thể, cung cấp tính năng tra cứu số dư tài khoản và trạng thái hồ sơ kiểm soát chi qua ứng dụng trên thiết bị di động; Xây dựng và triển khai cổng dữ liệu nhận lệnh hoàn phí, lệ phí, kết nối với Cổng DVC Quốc gia; thí điểm công nghệ ký số từ xa (Remote-signing) trên DVCTT tại các đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch với KBNN Hà Nội (là công nghệ ký số thế hệ mới cho phép người dùng không phụ thuộc vào thiết bị vật lý để ký số).
Bên cạnh đó, KBNN cũng thực hiện thí điểm cổng trao đổi dữ liệu với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước và viễn thông để chủ động thanh toán cho các đơn vị sử dụng dịch vụ thông qua văn bản ủy quyền điện tử của đơn vị cho KBNN nơi giao dịch.
Thông qua triển khai các tính năng, tiện ích như trên, KBNN đã ghi nhận được nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý, KBNN là một trong những đơn vị đầu tiên trong ngành Tài chính hoàn thành cung cấp 100% thủ tục qua DVCTT mức độ 4; 100% các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc đối tượng bắt buộc đã tham gia DVCTT của KBNN...
Số lượng giao dịch chứng từ chi NSNN phát sinh hàng tháng qua DVCTT đạt trên 99%, trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 150.000 chứng từ chi ngân sách nhà nước qua DVCTT của KBNN.
Đại diện KBNN khẳng định, việc sử dụng Hệ thống DVCTT của KBNN góp phần rút ngắn thời gian giải ngân, tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình nộp hồ sơ thanh toán, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 như thời gian vừa qua. Quá trình giải quyết hồ sơ TTHC được công khai, minh bạch và từng bước hướng tới kiểm soát chi điện tử.
"Đến nay, KBNN đã cơ bản hình thành Kho bạc điện tử, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và Kho bạc "03 không" - không chứng từ giấy, không khách giao dịch trực tiếp và không giao dịch tiền mặt tại trụ sở kho bạc, được Bộ Tài chính, các đơn vị, tổ chức, cá nhân ghi nhận và đánh giá cao.", Đại diện KBNN cho biết.
Trong 02 năm liên tiếp (năm 2020 và 2021), KBNN đứng ở vị trí thứ hai trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thuộc Bộ Tài chính thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; đạt tỷ lệ 94,5% đơn vị, tổ chức, cá nhân đánh giá mức độ hài lòng trong đợt khảo sát của hệ thống KBNN năm 2022.
Xác định công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian tới, KBNN tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các giải pháp trọng tâm.
Trong đó, KBNN sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách quy định TTHC và các quy trình nghiệp vụ theo hướng giảm thành phần hồ sơ, đơn giản hóa quy trình, thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử, trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu số các giao dịch TTHC giữa các bộ, ban, ngành và liên thông hệ thống giữa KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách.
Đồng thời, tăng cường cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quy trình nội bộ xử lý hồ sơ TTHC; trong đó triển khai việc ký số, gửi, nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử tại từng đơn vị, bộ phận.
Nguồn: tapchitaichinh.vn