Dự họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh cùng thành viên Ban Chỉ đạo; Giám đốc các sở, ngành: Công an, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Giao thông vận tải, Xây dựng.
Năm 2022, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi số. Đến tháng 10/2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã thí điểm thành lập 59 Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, 133 Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp thôn; 98% vùng dân cư đã phủ sóng di động 4G, cáp quang đến 100% xã; Tỷ lệ thuê bao di động đạt 94,3 thuê bao/100 dân; Internet băng rộng cố định (Internet cáp quang) đạt khoảng 12,8 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ điện thoại thông minh và có thuê bao sử dụng dịch vụ Internet băng rộng di động khoảng 59,2 thuê bao/100 dân.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đậu Tùng Lâm báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi số.
Năm 2022 đã phát triển thêm mới 87 trạm BTS; CSDL về đất đai đã triển khai thực hiện 12/13 huyện, thị xã, thành phố, khối lượng thực hiện đạt gần 70% so với Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán (KT-DT); 100% doanh nghiệp, tổ chức đang sử dụng hóa đơn thông thường đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử; số lượng hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử tỷ lệ 100%;
Hệ thống Giám sát và Điều hành thông minh tỉnh Hà Tĩnh (IOC) đã được triển khai, gồm 7 phân hệ cơ sở dữ liệu. Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 48 lớp tập huấn, đào tạo về kỹ năng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, ATTT cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức các xã, phường, thị trấn với hơn 2.795 lượt tham gia. 100% trường học đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ doanh số giao dịch không dùng tiền mặt/tổng số học phí đạt 20,85%; 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã triển khai, tỷ lệ giao dịch 13,6%; cơ sở y tế 10/12 đơn vị đã triển khai.
Tuy nhiên việc triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: Chưa lan tỏa được hệ thống nhận thức, niềm tin và động lực chuyển đổi số trong xã hội; hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành còn nhỏ lẻ, phân tán chưa hình thành hệ thống dữ liệu dùng chung và dữ liệu mở của tỉnh. Hệ thống DVC trực tuyến tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến thấp; Nhân lực về CNTT, chuyển đổi số còn thiếu và yếu; Doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh chưa đủ mạnh để cung cấp các giải pháp chuyển đổi số.
Thời gian tới, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục thực hiện kế hoạch về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng; triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hà Tĩnh phiên bản 2.0; triển khai ứng dụng hiệu quả nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung cấp tỉnh, kết nối liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ quốc gia; tuyên truyền về hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp…
Công an tỉnh Hà Tĩnh hiện đang đẩy nhanh tiến độ cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân nhằm phục vụ hiệu quả quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cải cách hành chính...
Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt đánh giá hiệu quả việc thực hiện ứng dụng chuyển đổi số, số hóa trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm.
Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cùng trao đổi về những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số của tỉnh; những hạn chế trong việc triển khai, đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Sau khi nghe ý kiến từ các sở, ngành, đơn vị liên quan, đồng chí Lê Ngọc Châu- PCT UBND cho rằng cần quan tâm hơn đến cơ sở dữ liệu dùng chung và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp tỉnh, các chỉ số đánh giá chuyển đổi số. Các ngành cần rà soát việc triển khai kế hoạch cơ sở dữ liệu đã được thực hiện đến đâu; Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông- Cơ quan thường trực BCĐ Chuyển đổi số của tỉnh chủ trì, quyết liệt hơn nữa trong công tác chuyển đổi số. Đồng thời, làm rõ và đưa ra phương án xử lý những khó khăn của các sở, ngành về công tác chuyển đổi số.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kết luận cuộc họp.
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các đơn vị, địa phương, đặc biệt Sở Thông tin và Truyền thông tập trung thực hiện quyết liệt một số nội dung như:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện chuyển đổi số vào các hoạt động cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo phù hợp. Tăng cường khả năng kết nối liên thông tích hợp chia sẻ sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin. Cập nhật tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của tỉnh xây dựng kế hoạch đảm bảo triển khai đồng bộ, hiệu quả. Đặc biệt, tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức chung của xã hội về chuyển đổi số đặc biệt là những người làm công tác chuyển đổi số.
Đề nghị Sở Nội vụ chủ trì, tham mưu đề án cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Thông tin và Truyền thông; trong đó quan tâm điều kiện bộ máy nhân lực đáp ứng yêu cầu công tác chuyển đổi số. Công an tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư.
Cục Thuế tỉnh đôn đốc, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện ứng dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh. Ngân hàng Nhà nước tỉnh chủ trì, tham mưu thành lập Tiểu ban về ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, tham mưu thành lập Tiểu ban chuyên trách về phát triển dịch vụ công trực tuyến. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu thành lập Tiểu ban về chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Đối với Sở Thông tin và Truyền thông - Cơ quan thường trực BCĐ Chuyển đổi số của tỉnh tăng cường đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương theo kế hoạch của UBND tỉnh; Tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo CĐS cua tỉnh; Chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương thành lập tiểu ban CĐS; Thường xuyên đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Nguồn: hatinh.gov.vn